Cách Phơi Áo Thun Không Bị Giãn Giữ Form Luôn Mới

Khi sử dụng trang phục, việc lo ngại nhất chính là phom áo không giữ được như khi mới mua. Sau một thời gian sử dụng hay vệ sinh, quần áo sẽ dễ bị giãn ra, rộng hơn so với kích thước ban đầu. Và đặc biệt đối với áo thun, đây là loại trang phục dễ có hiện tượng này nhất. G5R STORE sẽ chỉ cho các bạn cách phơi áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công.

I. Cách phơi áo thun không bị giãn, bền đẹp

Chất liệu áo là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trang vải bị giãn. Những chiếc áo thun chứa nhiều PE hoặc spandex, … sẽ rất nhanh bị dão hơn những loại vải cotton. Vì vậy đây là cách phơi áo không bị giãn, cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

1. Tại sao áo thun dễ bị giãn khi sử dụng

Áo thun được xem là loại trang phục quốc dân, bất kỳ ai hay độ tuổi nào vẫn có thể mặc áo thun. Tuy nhiên, áo thun sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị giãn và chảy xệ. Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa biết cách bảo quản chính xác, gây ra những tác động lên bề mặt cũng như làm ảnh hưởng đến các tính chất vật lý vốn có bên trong của chất liệu.

Cách phơi áo thun không bị giãn

Áo thun được may từ các loại vải tự nhiên sẽ dễ bị giãn sau khi sử dụng đặc biệt là vải cotton 100%, vải cotton 4 chiều. Áo thun sẽ dễ bị giãn khi sử dụng phương pháp giặt và bảo quản không đúng cách. Chỉnh chế độ vắt quá lớn hoặc phơi áo khi còn quá nhiều nước.

Một số loại áo thun có may túi đựng, và trong khi sử dụng bỏ quá nhiều đồ nặng bên trong cũng sẽ khiến áo bị giãn ra rất nhiều. Chính vì vậy chúng ta cần có một số mẹo vặt giúp áo thun luôn bền đẹp và không bị giãn, đặc biệt đó là mẹo để treo áo thun. Sau đây là cách phơi áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới.

2. Cách phơi áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới

  • Không sử dụng móc treo: Đối với áo thun, việc sử dụng móc treo trực tiếp vào áo chính là nguyên nhân làm cho áo bị giãn. Khi mới giặt xong, khối lượng của áo sẽ là lớn nhất, nếu dùng móc treo, trọng lực sẽ khiến áo bị rũ xuống làm cho một số bộ phận trên áo bị giãn ra rất nhiều. Phần vai và phân thân áo là hai bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sau khi áo khô, áo sẽ có độ dài lớn hơn so với form dáng ban đầu.
  • Dùng kẹp cố định: Nếu không dùng móc, bạn sẽ sử dụng kẹp cố định thay vào. Khi áo đã ráo nước, bạn có thể dùng móc để treo lại. Lúc này áo đã vơi bớt nước nên dùng móc treo sẽ là cách phơi áo thun không bị giãn.

cach phoi ao thun khong bi gian 1

Phơi áo thun sử dụng kẹp

  • Phơi ngang áo trên dây: Đây là cách làm giúp áo giảm bớt được sự tác động bên ngoài khiến cho áo bị giãn nhiều hơn. Tuy nhiên không nên phơi khi trời quá nắng, nhiệt độ cao làm cho nếp gấp khi phơi trên dây sẽ bị hằn và bị giãn ra ngay tại điểm đó.

cach phoi ao thun khong bi gian 2

Phơi áo trên dây

  • Dùng hai móc để treo: Không được sử dụng móc để phơi, nhưng vẫn có thể sử dụng hai móc nhằm giúp cho áo thun không bị giãn. Với cách làm này, bạn hãy phơi ngang áo lại, và đặt áo lên hai thanh móc. Khi có thêm một chiếc móc trợ lực, áo bạn sẽ không bị rũ xuống hay chạy xệ sau khi khô.

II. Một số phương pháp bảo quản áo thun đúng cách

Bảo quản áo thun hay bảo quản áo phông là việc làm rất cần thiết, nhằm giúp cho áo luôn giữ được vẻ đẹp như ban đầu. Tuy nhiên bảo quản như thế nào mới chính xác.

1. Cách giặt áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới

  • Nhiệt độ nước giặt: Tuỳ theo mỗi loại vải mà chúng ta điều chỉnh nhiệt độ nước giặt sao cho hợp lý. Và nhiệt độ thích hợp thường sẽ là dưới 40 độ C. Đây là mức nhiệt độ trung bình có thể sử dụng chung cho tất cả các loại vải. Bạn hãy áp dụng mẹo này để giúp cho áo thun không bị giãn.
  • Phân loại áo quần trước khi giặt: Đối với máy giặt sẽ có chế độ chỉnh giặt tuỳ theo chất liệu, nếu như áo thun có chất liệu khác với những trang phục còn lại, thì trong quá trình giặt máy sẽ xử lý theo cách giặt đã được điều chỉnh trước đó. Điều này khiến cho áo thun bị ảnh hưởng rất lớn, làm cho áo bị giảm tuổi thọ.
  • Hạn chế dùng thuốc tẩy: Áo thun sử dụng nhiều chất tẩy dễ bị sờn màu và bề mặt vải dễ bị bào mòn. Tốt nhất bạn nên bảo quản và sử dụng cẩn thận để không phải lạm dụng thuốc tẩy mỗi khi giặt áo.
  • Hạn chế dùng nước xả vải: Chỉ nên dùng nước xả vải trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Nước xả vải sẽ làm cho chất liệu mềm hơn, nhưng khi áo mềm hơn thì sẽ càng dễ bị giãn. Vì vậy bạn hãy sử dụng nước xả vải khi thực sự cần thiết.
  • Giặt tay: Trong bất cứ chế độ nào thì giặt với máy cũng sẽ có tác động không tốt đến quần áo. Việc bảo quản áo thun tốt nhất chình là giặt bằng tay, vì chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc làm cách nào để giúp ao thun không bị giãn.
Bao quan ao thun dung cach
Bao quan ao thun dung cach

2. Cách ủi áo thun không bị giãn

Áo thun là một trong những loại trang phục ít sử dụng bàn ủi nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp áo quá nhăn, thì việc làm thẳng áo rất cần thiết. Và để ủi áo không bị giãn, bạn nên lộn trái trước khi ủi. Chỉnh nhiệt độ phù hợp theo từng chất liệu vải, và tốt nhất nên để nhiệt độ ấm và thấp sẽ không làm vải bị cháy và giãn.

Ngoài ra có thể để một lớp vải đệm lên bề mặt áo trước khi ủi, cách làm này giúp nhiệt độ không tiếp xúc trực tiếp lên các thớ vải, không ảnh hưởng đến độ co giãn vốn có của áo.

III. Cách xử lý cổ áo thun khi bị giãn hiệu quả

Cach sua co ao thun bị gian
Cach sua co ao thun bị gian

Ngoài thân áo thì cổ áo là bộ phận sễ bị giãn nhất, và để khắc phục được tình trạng này, chúng ta sẽ thực cách xử lý với nước nóng qua các bước sau:

1. Các bước thức hiện xử lý khi cổ áo bị giãn

  • Bước 1: Đun một nồi nước nóng sao cho thể tích đủ bỏ ngập được áo.
  • Bước 2: Cho áo vào nồi nước đã sôi, dùng vật dụng đè xuống sao cho áo ngập hết nước.
  • Bước 3: Ngâm áo từ 7 phút đến 10 phút, khi nào nước đã đỡ nóng hơn, chúng ta sẽ lấy áo ra,
  • Bước 4: Vắt nhẹ nhàng cho áo ráo hết nước và phơi  lên. Lưu ý không dùng móc sẽ làm cổ áo bị giãn.

2. Một số lưu ý khi thực hiện

  • Vải cotton: Nếu áo thun được làm từ vải cotton, khi ngâm nước nóng bạn hãy theo dõi xem áo có bị phai màu hay không. Nếu có thì chỉ ngâm khoảng 3 phút đến 5 phút, vì vải cotton sẽ nhanh co lại hơn các chất liệu khác.
  • Vải polyester: Khi sử dụng nước nóng nhằm khắc phục tình trạng giãn ở cổ áo. Bạn nên thực hiện nhiều lần thì mới có hiệu quả.
  • Vải lụa: Đối với vải lụa, cũng chỉ ngâm trông một thời gian rất ngắn, sau đó để áo nguội và đem phơi.
  • Đối với loại vải dày hơn: Khi cho áo vào nồi, banh có thể đun trên lửa khoảng thêm 10 phút. Sau đó tắt bếp để nước nguội dần và đem áo đi phơi.

 

Áo thun sẽ rất dễ bị giãn sau một thời gian sử dụng, đặc biệt với chất liệu cotton. Chính vì vậy, chúng ta cần có những mẹo vặt trong đời sống nhằm bảo quản quần áo luôn giữ được form dáng chuẩn ban đầu. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ nắm được những cách phơi áo thun không giãn và cách xử lý cho áo thun không bị giãn, luôn bền, đẹp.

Trên đây là những cách phơi áo thun không bị giãn và cách khắc phục áo bị giãn mà G5R Store đã gợi ý đến bạn. Hy vọng bạn luôn sở hữu những chiếc quần áo bền và đẹp như mới. Hãy theo dõi G5R STORE để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!

Trả lời